
Bán lưới b40 bọc nhựa, Lưới làm sân tennis, sân bóng, B40 50x50 khổ 2,4mx10m
Nguyên tắc “vàng” khi cầm vô lăng
Nguyên tắc “vàng” khi cầm vô lăng, 43740, Hữu Lợi, Mua Bán Nhanh Xe Tải
, 04/08/2015 13:36:50Luôn kiểm soát vô lăng
Nhiều tài xế xe tải nghĩ rằng điều khiển vô lăng là điều dễ dàng nhất, nhưng thực tế thì có rất nhiều vụ tai nạn xe xảy ra do người điều khiển không kiểm soát được vô lăng.
Theo như kinh nghiệm của những tài xế lái xe tải dongfeng lâu năm thì khi cầm vô lăng, hai tay phải nắm hai bên sườn ngoài của vô lăng. Nếu tay đặt phía trong, trong trường hợp gặp tai nạn tài xế sẽ không kịp phản ứng rút tay ra để xử lý. Qúa bối rối còn có thể gây tổn thương tay tài xế trước khi gây tổn thương người khác. Nên tạo thói quen để tay bên ngoài, thoải mái và chủ động để linh động trong xử lý tình huống.
Nhiều tài xế chỉ lái xe bằng một tay, vì họ cho rằng có đủ kinh nghiệm để làm việc đó. Khi chuyển số hoặc thao tác trên bảng táp – lô việc dùng một tay khiến tài xế dễ rơi vào thế bị động. Nếu chẳng may gặp tình huống xấu, tài xế theo thói quen sử dụng một tay thì sẽ không kịp để phản ứng, dễ tạo nên những trường hợp xấu nhất.
Sử dụng vô lăng đúng cách là sử dụng vô lăng như chiếc đồng hồ, đặt hai tay tương ứng vị trí 9 giờ và 3 giờ, vị trí 10 giờ – 2 giờ thường giúp tay thoải mái nhất. Tuy nhiên, với xe có túi khí bên trong vô lăng, vị trí 9 giờ -3 giờ, 8 giờ – 4 giờ tốt hơn 10 giờ-2 giờ vì tay có thể đập vào mặt khi túi khí nổ nếu đặt ở vị trí này.
Duy trì vị trí của xe trên đường
Tại sao khi bạn điều khiển xe một hướng mà xe lại quay theo hướng khác? Chính suy nghĩ và hành động khác nhau này khiến những vụ tai nạn thương tâm xảy ra. Để xe tải đi đúng ý của mình, người lái xe cần nhớ nguyên tắc nhìn phía trước và nhìn thẳng khi quay vô lăng. Khi muốn quay, hãy nhìn thẳng về phía mà bạn muốn quay giúp bạn đánh lái dễ dàng hơn.
Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10)giờ, tay phải nắm vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái. Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác.
Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ (hình2.30-1). Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải xuống dưới; đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (9-11) giờ. Tay trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (5-6) giờ; đồng thời rời tay lái nắm vào vị trí (9-10) giờ.
Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ.
Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3) giờ. Tay phải tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ, rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ.
Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên.
Khi xe ôtô đã chuyển hướng xong, phải trả lái kịp thời để ổn định theo hướng chuyển động mới.
Nắm vững những nguyên tắc trên chính là bảo vệ chính bạn và những người xung quanh. Việc coi thường vô lăng xe thực tế cho thấy đều đưa lại hậu quả xấu nhất.
Xem thêm bảo dưỡng xe tải: https://muabannhanhxetai.com/bao-duong-xe-tai.html
Mua bán xe tải mới, cũ giá rẻ tại MuaBanNhanh: https://muabannhanh.com/mua-ban-xe-tai
Nguyên tắc “vàng” khi cầm vô lăng - Mua Bán Xe Tải | Bảo dưỡng xe tải

Thuyền tôn câu cá 2 người, Thuyền tôn giá rẻ tại Hà Nội
Các bài viết liên quan đến Nguyên tắc “vàng” khi cầm vô lăng, Bảo dưỡng xe tải

Ống thông khí phi 200, Ống thông gió D200, Ống thoát khí D300, D350, Ống gió vải D400